Lễ thôi nôi có ý nghĩa rất đặc biệt với trẻ nhỏ, đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển trọng đại trong những năm đầu của trẻ nhỏ. Vậy thôi nôi là gì? Tính ngày thôi nôi như thế nào, cần lưu ý những gì khi tổ chức để vừa vui vừa ý nghĩa? Cùng mam-a-store.com giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
I. Lễ thôi nôi là gì?
Lễ thôi nôi là dấu mốc đánh dấu ngày sinh nhật đầy năm của trẻ, tức là từ ngày trẻ được sinh ra cho đến khi trong 1 tuổi. Vì thế mà lễ thôi nôi được coi là ngày mừng sinh nhật của bé, nhưng khác với bữa tiệc sinh nhật thông thường là bố mẹ cần chuẩn bị mâm cúng, được gọi là cúng thôi nôi nôi. Tùy theo từng vùng miền mà cách tổ chức lễ thôi nôi sẽ có sự khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu thôi nôi là nghi thức thông báo về sự có mặt của thành viên nhỏ mới trong mỗi gia đình. Đồng thời, đây cũng là dịp để cảm tạ tổ tiên, nhất là 12 bà mụ đã giúp mẹ tròn con vuông.
II. Ý nghĩa của lễ thôi nôi cho trẻ như thế nào?
- Thôi nôi chính là bữa tiệc đánh dấu trẻ tròn 1 tuổi.
- Thôi nôi cũng là dịp thể hiện lòng thành với tổ tiên, cảm tạ 12 bà mụ đã giúp mẹ tròn con vuông.
- Lễ cúng thôi nôi để cho bố mẹ và người thân trong gia đình cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến với trẻ.
- Trước đây trẻ sinh ra sẽ được nằm trong nôi ngủ, khi lớn lên sẽ được chuyển sang nằm giường nên được gọi là lễ thôi nôi. Do đó, hiểu theo nghĩa bóng thì lễ này muốn nói trẻ bắt đầu lớn khôn, phát triển.
- Lễ thôi nôi còn thể hiện niềm vui, sự kỳ vọng của bố mẹ dành cho trẻ.
- Đây cũng là dịp để gia đình sum vầy, cùng nhau cầu mong những điều may mắn, tốt lành trong cuộc sống.
III. Mâm bốc đồ cho bé thôi nôi gồm những gì?
Trong ngày thôi nôi, ngoài lễ cúng còn có hoạt động để trẻ bốc món đồ thôi nôi. Có rất nhiều món đồ được gia đình chuẩn bị sẵn, đặt trên mâm để trẻ bốc. Theo đó, trẻ sẽ tự bò đến mâm và chọn lấy món đồ bất kỳ.
Việc trẻ bốc món đồ gì cũng rất quan trọng, vì nhiều người cho rằng dựa vào món đồ đó có thể đoán được tương lai của trẻ. Theo quan niệm người xưa, nếu trẻ bốc món đồ gì đầu tiên trong mâm thôi nôi thì đó chính là nghề nghiệp tương lai khi lớn lên.
Nếu như trước đây mâm đồ thôi nôi chỉ có những đồ vật đơn giản như bút viết, kéo, vở, xôi, đất… Thì hiện nay những đồ vật này đã đang dạng và ra dáng hiện đại như máy tính, điện thoại, sách, máy bay, búp bê, ống nghe…
Những món đồ bốc trong mâm thôi nôi rất đa dạng, bạn có thể thay thế bằng nhiều đồ vật khác nhau. Miễn sao đủ 12 món và phù hợp với tính cách của trẻ là được. Khi trẻ bốc món đồ đoán tương lai thì bố mẹ không nên can thiệp, hãy để trẻ tự chọn món đồ mà mình thích.
Sau khi trẻ bốc xong món đồ thôi nôi, ông bà, bố mẹ và người thân sẽ tặng quà và chúc trẻ lớn lên khỏe mạnh.
IV. Cách cúng thôi nôi như thế nào?
1. Cúng thôi nôi ngày nào?
Khác với ngày sinh nhật bình thường, lễ thôi nôi được tổ chức vào ngày sinh âm lịch của trẻ. Vậy cách tính ngày cúng thôi nôi là gì, như thế nào? Theo phong tục của người xưa thì “trai kém 2, gái kém 1”, điều này có nghĩa là lễ thôi nôi sẽ được tổ chức lùi xuống 2 ngày với bé trai và lùi 1 ngày với bé gái theo ngày sinh m lịch.
Thời gian tổ chức chúng thôi nôi thường vào buổi sáng hoặc chiều tối. Tuy nhiên, do lối sống hiện nay khá bận rộn nên thời gian tổ chức thôi nôi sẽ phụ thuộc vào từng điều kiện của các gia đình.
2. Mâm cúng thôi nôi gồm những gì?
Theo phong tục của người Việt, mâm cúng thôi nôi sẽ cần chuẩn bị 3 mâm, đó là: mâm cúng 12 bà mụ và 3 đức ông; mâm cúng thần tài, thổ địa, ông táo và mâm đồ chơi để trẻ bốc.
Nhiều bố mẹ thường không biết mâm cúng thôi nôi cho bé trai có khác bé gái hay không, thì câu trả lời là kông khác quá nhiều, gia đình chỉ cần chuẩn bị đủ lễ mâm cúng là được.
Mâm cúng thần tài, thổ địa và ông báo gồm có:
- 1 đĩa trái cây nhiều màu sắc.
- 1 bát chè đỗ xanh.
- 1 đĩa xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc.
- 1 bộ tam sên gồm có thịt, tôm hoặc cua, trứng.
- 3 chén nước, hoa và hương để thắp.
Mâm cúng 12 bà mụ và 3 đức ông bao gồm:
- 1 con gà luộc đầy đủ các bộ phận.
- Lợn quay, bánh hỏi.
- Trầu cau têm cánh phượng.
- 1 đĩa hoa quả, trái cây.
- 1 bình hoa.
- 12 chén xôi nhỏ kèm với 1 đĩa xôi lớn.
- 12 chén chè kèm theo 1 bát chè lớn (nếu là bè gái thì nên chọn chè xôi nước, còn bé trai là chè đỗ trắng).
- 12 chén cháo kèm theo 1 bát cháo lớn.
- 12 chén nước lọc hoặc rượu trắng.
- 12 cây nến, hương để thắp.
- Bộ giấy tiền cúng thôi nôi. Đặc biệt, bố mẹ nên chuẩn bị thêm 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm người xưa, bà mụ rất thích dùng đũa hoa.
Nhìn chung, lễ cúng thôi nôi là một tập tục dân gian và chưa có sự kiểm chứng về độ chính xác, vì thế bạn đừng quá đặt nặng vấn đề này trong lễ thôi nôi của bé. Bạn hãy xem như đây là thử nghiệm nhỏ thú vị thôi nhé.
Với những thông tin tổng hợp trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được thôi nôi là gì, ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi như thế nào. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ chuẩn bị được lễ cúng thôi nôi cho bé để lưu lại những kỷ niệm vui vẻ bên gia đình trong ngày trọng đại. Chúc bạn thành công.