Câu nói “5 châu 4 bể” liệu có còn đúng với sự phát hiện của các nhà khoa học hiện nay. Theo một số thông tin đưa ra thì Trái đất đã có thêm 1 đại dương nữa, vậy nếu chính xác thì hiện nay Trái Đất có bao nhiêu đại dương? Và các đại dương đó có đặc điểm như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng mam-a-store.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Trái Đất có bao nhiêu đại dương?
Đại dương là một khối chất lỏng tạo nên phần lớn thủy quyển cho một hành tinh. Và bề mặt của Trái đất được bao phủ bởi 70,8% là nước biển chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất.
Theo như thống kê nước mặn bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km2 được chia thành đại dương và các biển nhỏ. Trong số đó đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển. 97% lượng nước trên Trái Đất thuộc về đại dương.
Và trong một thời gian dài chúng ta thường công nhận chỉ có 4 đại dương tồn tại. Tuy nhiên đến năm 2000, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) đã nhận được đề xuất chia vùng biển phía nam thành Nam Đại Dương, vùng biển xung quanh châu Nam Cực. Và nhiều tranh cãi đưa ra khi chưa thống nhất được đường biên giới cho đại dương này.
Đến ngày Đại dương Thế giới ngày 8/6/2021, Ủy ban địa lý Hoa kỳ đã chính thức công nhận Nam Đại Dương (Southern Ocean) là đại dương thứ 5 trên thế giới.
Như vậy tính đến hiện nay Trái đất gồm 5 đại dương là Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
Vậy câu trả lời này đã giải đáp cho câu hỏi Trái đất có bao nhiêu đại dương rồi!
II. Đặc điểm của các đại dương
1. Thái Bình Dương
Thái Bình Dương được xem là đại dương lớn nhất hành tinh chiếm diện tích khoảng 165.250.000 km2. Trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam cực ở phía nam, được bao quanh bởi châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.
Thái Bình Dương chiếm đến 46% diện tích bề mặt vùng nước bằng khoảng ⅓ diện tích trên bề mặt Trái Đất.
Ngoài ra Thái Bình Dương còn được xem là đại dương sâu nhất cho đến hiện nay với độ sâu trung bình khoảng 4000m. Bên cạnh đó đại dương này còn có đến 2 vòng hải lưu lớn nhất thế giới là North Pacific Gyre và South Pacific Gyre.
Hiện nay Thái Bình Dương đang bị thu hẹp do kiến tạo địa tầng trong khi đó Đại tây dương tăng lên về kích thước khoảng (2-3cm/ năm).
- Độ sâu trung bình 4.280m (14.040 ft)
- Độ sâu tối đa 10.911m (35.797 ft)
- Thể tích nước 710.000.000 km 3 (170.000.000 mi khối)
2. Đại Tây Dương
Đại tây dương là đại dương lớn thứ hai trên thế giới với diện tích khoảng 106.460.000 km2. Nó chiếm khoảng 22% bề mặt Trái đất và 26% diện tích mặt nước. Nó được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây và châu Phi, châu Âu về phía Đông.
Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.
Theo như các nghiên cứu đưa ra thì Đại tây dương chính là đại dương có độ mặn lớn nhất trong 5 đại dương. Độ mặn từ 33 đến 37% thay đổi theo mùa, vĩ độ. Độ mặn cao nhất gặp ở khoảng 25 độ vĩ Bắc và Nam, ở các khu vực cận nhiệt đới với lượng mưa thấp và bốc hơi cao.
- Độ sâu trung bình: 3.646m (11.962 ft)
- Độ sâu tối đa: 8.486m (27.841 ft)
- Thể tích nước: 310.410.900km3 (74.471.500 mi khối)
3. Ấn Độ Dương
Ấn độ dương là đại dương lớn thứ 3 trên thế giới được bao phủ 75.000.000 km2 hay 19,8% diện tích mặt nước trên Trái Đất. Nó được giới hạn bởi:
- Phía Bắc: bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran.
- Phía Đông: giới hạn bởi Đông Nam Á gồm Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và châu Đại Dương.
- Phía Tây: bán đảo Ả Rập và châu Phi.
- Phía Nam giáp Nam Băng Dương.
Ấn độ dương có chứa quốc đảo lớn thứ 4 thế giới là đảo Madagascar và các đảo như đảo Reunion; Comoros; Seychelles; Maldives và Sri Lanka. Quần đảo Indonesia giáp ở phía đông.
Đại dương này có những tuyến đường biển quan trọng vận chuyển dầu khí quan trọng từ vịnh Ba Tư và Indonesia. Và theo thống kê khoảng 40% dầu khí trên biển của thế giới là từ Ấn Độ Dương.
- Độ sâu trung bình: 3.741m
- Độ sâu tối đa: 7.258m
4. Bắc Băng Dương
Bắc băng dương được xem là đại dương nhỏ nhất và nông nhất trong 5 đại dương trên thế giới. Nó có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh đại dương này là vùng đất của Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Nauy, Canada, Đan Mạch.
So với các đại dương khác thì Bắc băng dương được bao phủ một phần bởi băng biển trong suốt năm và hoàn toàn trong những năm tháng mùa đông.
Và Bắc băng dương cũng là đại dương có độ mặn thấp nhất trong 5 đại dương do tốc độ bốc hơi thấp.
5. Nam Đại Dương
Nam đại dương là đại dương nhỏ nằm xa nhất về phía nam của đại dương thế giới và với đường bờ biển kéo dài gần 18.000km. Đại dương này nằm ở phía nam vĩ tuyến 60° Bắc và bao quanh châu Nam Cực.
Nam đại dương được xác định bằng dòng chảy hải lưu mà không phải bằng vị trí địa lý như 4 đại dương trước đó. Và thực ra đại dương này đã được xác định từ lâu tuy nhiên có nhiều ý kiến tranh cãi và dẫn đến không có thỏa thuận quốc tế chung.
Và đây cũng là đại dương duy nhất tiếp xúc với 3 đại dương khác và bao trùm toàn bộ châu lục mà không phải bị các châu lục khác nằm bao quanh như 4 đại dương còn lại. Theo như ghi chép của các nhà khoa học thì Nam đại dương có vẻ đẹp khác biệt so với những nơi còn lại, sông băng có màu xanh thẫm, những ngọn núi sắp xếp hiểm trở và gió cũng lạnh hơn.
III. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về trái đất có bao nhiêu đại dương được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi được hỏi về các đại dương trên thế giới. Cảm ơn các bạn đã đón đọc! Hãy cập nhật Tin tức thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!